Hướng dẫn thủ tục để xin chứng nhận VietGAP cho sản phẩm

VietGAP là giấy chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Vậy để xin VietGAP cho sản phẩm thì phải làm như thế nào? Qua bài viết dưới đây Chi cục QLCL Nông Lâm Sản và Thủy sản Hà Tĩnh sẽ hướng dẫn thủ tục để xin chứng nhận VietGAP cho sản phẩm.

Để cải thiện chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm rau quả thì áp dụng thí điểm VietGAP và nhân rộng trên phạm vi cả nước là việc làm cần thiết. Muốn sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, người trồng rau cần phải biết các hình thức đăng kí để được tham gia trồng một cách an toàn. Để hiểu rõ các hình thức đăng kí theo quy trình VietGAP các bạn nên tham khảo các cách sau:

quy trinh vietgap

Nhà sản xuất gửi hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGap về Tổ chức chứng nhận.

Hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGAP gồm

Giấy đăng ký chứng nhận VietGap theo mẫu tại Phụ lục 1 của quy chế

Bản đồ giải thửa và phân lô khu vực sản xuất, bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản.

Kết quả kiểm tra nội bộ theo quy định tại điều 8 quy chế.

Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký Tổ chức chứng nhận xem xét hồ sơ, hướng dẫn bằng văn bản cho nhà sản xuất bổ sung hồ sơ còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ. Tổ chức chứng nhận thoả thuận để ký hợp đồng chứng nhận Vietgap với nhà sản xuất. Hợp đồng cần bảo đảm quyền lợi và trách nhiệm của hai bên trong hoạt động chứng nhận VietGap

Kiểm tra chứng nhận VietGap

Trong thời hạn không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi ký hợp đồng chứng nhận, tổ chức chứng nhận thành lập đoàn kiểm tra và thực hiện kiểm tra lần đầu tại địa điểm sản xuất của nhà sản xuất.

Trong thời hạn không qúa 10 (mười) ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra, tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận VietGap cho nhà sản xuất đủ điều kiện.

Nếu nhà sản xuất chưa đủ điều kiện để đáp ứng VietGap thì tổ chức chứng nhận thông báo sai lỗi cho nhà sản xuất để khắc phục trong một thời hạn nhất định. Sau khi khắc phục sai lỗi, nhà sản xuất gửi báo cáo khắc phục sai lỗi về tổ chức chứng nhận để kiểm tra lại.

  • Giấy chứng nhận VietGap phải có các nội dung bắt buộc sau.
  • Tên, địa chỉ của Tổ chức chứng nhận;
  • Tên, địa chỉ của nhà sản xuất được chứng nhận. Trong trường hợp nhà sản xuất được chứng nhận Vietgap là tổ chức có nhiều thành viên thì phải kèm theo danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất).
  • Phạm vi chứng nhận VietGap, tên sản phẩm (tên loài), địa điểm sản xuất (kèm theo bản đồ giải thửa), diện tích sản xuất, số vụ sản xuất, sản lượng dự kiến trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận;
  • Mã số chứng nhận Vietgap của nhà sản xuất theo quy định.
  • Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận.

Thống kê truy cập